• Những nguyên nhân cơ bản khiến đèn pha không hoạt động

    Thứ tư , Ngày 23/02/2022

    Những nguyên nhân cơ bản khiến đèn pha không hoạt động

    TẠPCHÍXEđăng lúc11:00 15/05/2020

    Đèn pha xe ô tô là một trong những trang bị quan trọng nhất để có một chiếc xe vận hành trong điều kiện thời tiết trời tối mịt. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đèn pha ô tô hỏng?

    Dấu hiệu hư hỏng của đèn pha ô tô?

    Khi xuất hiện ánh đèn pha nhấp nháy: Khi đó khả năng nhiều trường hợp đèn pha hay bị nhấp nháy do tiếp xúc đui và cổ công tắc đèn bị lỏng. Như vậy, khả năng chập cả bên trong mạch pha, cốt hay chỗ nối dây đến ắc quy.

    Ánh sáng đèn bị mờ: Khả năng khuếch tán bị chói phản chiếu hoặc bóng đèn bị bám bẩn trong trường hợp này cần phải vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo cho chiếu sáng tốt nhất.

    Đèn không sáng: Đèn không sáng rất có khả năng máy phát tăng nhanh quá cao hoặc hoạt động quá lâu. Hay có thể nguyên nhân bộ điều chỉnh điện áp ắc quy hết điện, hư hỏng.

    Xuất hiện một đèn không sáng: Trong trường hợp, đèn không sáng thì khả năng một đèn pha đã bị cháy và cần phải thay thế.

    Cháy cầu chì

    Giống như nhà cửa, ô tô cũng sử dụng cầu chì để bảo vệ các mạch điện. Cầu chì chỉ đơn giản là một mắt xích trong mạch điện được thiết kế để “cháy” nếu phương tiện đang nạp quá nhiều điện tích. Trong trường hợp này, cầu chì là thiết bị tương đối rẻ tiền nhưng có thể bảo vệ các thiết bị đắt tiền hơn trong mạch, chẳng hạn như đèn pha. Nếu cầu chì bị “cháy” thì người dùng nên thay thế. Nếu đã thay thế cả cầu chì và bóng đèn pha nhưng đèn vẫn không sáng, xe có thể gặp sự cố tốn kém hơn.

    Bóng đèn bị hư hỏng

    Theo kinh nghiệm ô tô, nếu cả hai đèn pha hỏng, rất có thể xe có vấn đề về điện. Tuy nhiên, nếu chỉ có một đèn pha tắt, rất có thể là một bóng đèn bị hư. Hầu hết các mẫu xe hiện đại sử dụng bóng đèn halogen có dây tóc vonfram mỏng. Dây này dần dần sẽ cháy hết và cần thay thế. Trung bình bóng đèn có tuổi thọ khoảng từ 500 – 2.000 giờ lái xe ban đêm.

    Điều này có nghĩa là tay lái có thể phải thay bóng đèn cứ sau 5 năm sử dụng ô tô. Nếu thường xuyên lái xe vào ban đêm hoặc đi trên những con đường đặc biệt gập ghềnh, bóng đèn có thể bị hao mòn nhanh hơn. Thay thế bóng đèn ô tô không phải là quá khó nhưng một số người dùng có thể không có kinh nghiệm cần thiết. Vì vậy, hãy đến cơ sở bảo trì nếu không chắc chắn về tay nghề bản thân.

    Dây điện bị lỗi hoặc bị hỏng

    Có nhiều dây điện trong một mẫu xe ô tô hiện đại. Đôi khi dây có thể bị đứt, bị ăn mòn, kết nối kém hoặc bị hư hỏng. Do đó, dây dẫn sẽ không thể truyền năng lượng điện hiệu quả đến đèn pha. Nếu đèn pha xe của người dùng nhấp nháy thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu rằng kết nối bị lỗi. Trừ khi có kinh nghiệm làm việc với hệ thống điện, tốt nhất là để lại vấn đề về điện cho các chuyên gia

    Công tắc rơ-le bị lỗi

    Theo kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, nếu đèn pha không hoạt động nhưng đèn cốt bình thường thì vấn đề có thể nằm ở công tắc rơ-le bị lỗi. Công tắc rơ-le là thành phần cho phép chủ xe chuyển từ đèn cốt sang đèn pha. Nếu rơ-le này không hoạt động, đèn pha sẽ vẫn bị kẹt ở một vị trí. Thay thế rơ-le là việc khá phức tạp và chủ sở hữu xe nên cần tới sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên ô tô chuyên nghiệp.

    Theo Cartimes

  • Ôtô được trang bị đèn pha chủ động để ngăn ngừa va chạm

    Thứ tư , Ngày 23/02/2022

    Ôtô được trang bị đèn pha chủ động để ngăn ngừa va chạm

    Mỹ cho phép các nhà sản xuất ôtô trang bị công nghệ đèn pha tự điều chỉnh độ sáng và góc chiếu nhằm gia tăng khả năng ngăn ngừa va chạm khi trời tối.

    Theo Reuters, thông báo của Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) bị đánh giá là hành động muộn khi so với đơn kiến nghị xin sử dụng loại đèn này mà Toyota đề xuất vào năm 2013. Thậm chí ở châu Âu, đèn pha chủ động (hay đèn pha thông minh thích ứng) đã được phép lắp trên ô tô từ hơn một thập kỷ. Điều tương tự cũng diễn ra ở Nhật Bản, Canada và một số quốc gia khác.

    Quy định cuối cùng sẽ được NHTSA ban hành cuối năm 2023 được cho là sẽ góp phần gia tăng mức độ an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp khi hỗ trợ người điều khiển phương tiện nhìn thấy rõ hơn nhóm người này vào ban đêm; đồng thời giúp ngăn ngừa va chạm với động vật và vật thể dọc đường.

    Việc trang bị đèn pha chủ động cho ô tô xuất phát từ tỷ lệ người đi bộ tử vong do tai nạn giao thông tăng 45% từ năm 2010. Riêng năm 2020 đã có 6.236 người đi bộ không may thiệt mạng, chiếm khoảng 16,7% số ca tử vong do tai nạn giao thông. Nhiều tai nạn xảy ra vào ban đêm, bất chấp số quãng đường mà người tham gia giao thông đi được vào thời điểm này rất thấp.

    Bên cạnh đó, Liên minh đổi mới ngành công nghiệp ôtô (AAI) - đại diện cho hầu hết nhà sản xuất ôtô tại Mỹ - cũng cho biết: Đèn pha chủ động góp phần gia tăng khả năng quan sát đường mà không gây chói mắt cho phương tiện đi ngược chiều. Bởi đèn pha chủ động sử dụng cảm biến, camera và phần mềm xử lý dữ liệu và phần cứng của đèn để phát hiện phương tiện khác đang đến gần và tự động điều chỉnh đèn pha thay vì chỉ chuyển từ đèn pha xuống đèn cốt như một số kiểu đèn pha tự động đơn thuần. Hệ thống có thể điều chỉnh độ sáng, dải chiếu và góc chiếu.

    Hiện tại, đèn pha chủ động thường sử dụng công nghệ LED và dường như chỉ được trang bị cho các mẫu xe cao cấp.

     

    HV

090 3737 816